Mainboard là gì và những điều cần biết về mainboard

Mainboard có lẽ là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với những người thường xuyên sử dụng và làm việc trên máy tính. Tuy nhiên nếu như không tìm hiểu về mainboard thì chúng ta cũng không thể hiểu hết về mainboard. Do vậy trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn khái niệm và những điều cần biết về mainboard trên máy tính một cách chi tiết nhất nhé. 

1. Mainboard là gì?

Mainboard máy tính hay còn có một tên gọi khác là bo mạch chủ và đây là một trong những bộ phận được xem như là trái tim của máy tính bởi lẽ nó giữ chức năng kết nối các linh kiện và các thiết bị ngoại vi với nhau thành một thể thống nhất để giúp máy tính của chúng ta có thể hoạt động một cách ổn định và trơn tru hơn.

 

 

mainboard là gì

 

2. Chức năng và cơ chế hoạt động của mainboard

2.1. Chức năng của Mainboard máy tính

 

  • Mainboard có chức năng là cầu nối giúp các linh kiện và thiết bị ngoại vi liên kết với nhau để tạo thành một bộ máy thống nhất, chính vì vậy chức năng chính của thiết bị mainboard trên máy tính là điều khiển đường đi cũng như tốc độ của dữ liệu một cách chính xác.
  •  
  • Ngoài ra, mainboard có chức năng phân phối điện áp phù hợp đến từng thiết bị và linh kiện, do vậy với bất kỳ hệ thống máy móc nào thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến bộ phận này để duy trì sự hoạt động ổn định .
  •  
  • Hơn nữa Mainboard còn giữ chức năng nâng cấp, do vậy nó quyết định hoàn toàn tới tuổi thọ của bộ máy. Như vậy để bảo vệ máy bền theo thời gian thì bạn cần biết cách bảo vệ bo mạch chủ theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.

 

2.2. Cơ chế hoạt động của mainboard trên máy tính

 

  •  Cơ chế hoạt động của mainboard dựa vào tốc độ truyền bởi lẽ mỗi thiết bị khác nhau có tốc độ truyền khác nhau và được gọi tốc độ đó là bus.
  •  
  • Mainboard có cấu tạo gồm hai chip đó là cầu bắc và cầu nam do vậy nhiệm vụ chính của chúng là nối các thành phần với nhau ví dụ như  CPU nối với VGA Card hay nối CPU với RAM. Khi máy hoạt động các linh kiện tự động liên kết với nhau tạo nên tốc độ truyền, tốc độ này được đưa tới bộ phận North Bridge và bộ phận South Bridge để xử lý lại, sau đó đường truyền tốc độ mới đưa vào hoạt động. Do vậy đã có thể máy tính hoạt động một cách  thống nhất và cân bằng.
  •  
  • Tuy nhiên lưu ý rằng tốc độ truyền của CPU luôn phải phải lớn hơn hoặc bằng tốc độ của RAM bởi lẽ như thế thì CPU mới có thể nhận hết được RAM và ngược lại nếu tốc độ của CPU nhỏ hơn Ram thì CPU không nhận được hết RAM, chính vì vậy sẽ gây nên sự lãng phí do máy tính không tận dụng được tối đa sức mạnh.

 

3. Các thành phần của mainboard 

Để có chức năng và cơ chế hoạt động như mình đã nêu ra ở phần trên thì Mainboard được cấu tạo bởi các thành phần cụ thể như hình minh họa dưới đây và mình sẽ nêu chi tiết một số thành phần quan trọng của mainboard như sau: 

 

 

mainboard là gì

 

 

Đầu tiên là chipset là một trong những bộ phận quan trọng của bo mạch chủ, có chức năng giúp đưa dữ liệu từ đĩa cứng đến bộ nhớ và cuối cùng là đến CPU và nó còn được tích hợp một số chức năng khác chẳng hạn như điều khiển raid,..Ngoài ra chúng ta nên sử dụng chipset chất lượng để có thể đảm bảo cho máy tính hoạt động ổn định.

 

Thứ hai, thành phần có nhiệm vụ chính là kết nối tất cả các thành phần tại mainboard với các thiết bị bị ngoại vi khác là Socket. Mỗi mainboard sẽ có socket khác nhau, tuy nhiên hầu hết socket đều đã được được tích hợp sẵn card onboard nên chúng ta không cần phải gắn thêm bất kỳ card rời nào. Trong trường hợp nếu chúng ta muốn chơi game tốc độ cao hay làm đồ họa thì có thể gắn thêm card rời để hỗ trợ, giúp tạo tốc độ mạnh mẽ hơn.

 

Thứ ba là Card đồ họa và card âm thanh là bộ phận quan trọng giúp cho bo mạch chủ có thể tích hợp được âm thanh hay thiết kế đồ họa một cách chuẩn nhất.

 4. Cách kiểm tra mainboard trên máy tính

Để có thể kiểm tra mainboard trên máy tính thì một trong những cách được mọi người sử dụng phổ biến đó là sử dụng phần mềm CPU-Z, cách kiểm tra mainboard bằng CPU-Z như sau:

 

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta cần tải CPU-Z sau đó cài đặt phần mềm và khởi động phần mềm.

 

Bước 2: Tiếp theo chúng ta chuyển sang tab Mainboard để kiểm tra thông tin mainboard sau khi khởi động. Khi đó, trong tab này chúng ta sẽ xem được toàn bộ số liệu thống kê của mainboard máy tính, tên mainboard sẽ nằm ở dòng Manufacturer và Model chính là tên model mainboard mà chúng ta đang sử dụng.

 

 

mainboard là gì

 

 

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Mainboard trên máy tính, về cấu tạo, chức năng, cơ chế hoạt động hay các bước kiểm tra Mainboard trên máy tính. Mình hy vọng rằng những chia sẻ của mình sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn và nếu có thắc mắc hay băn khoăn gì về những thông tin này thì các bạn có thể liên hệ qua website nhé.